Say mê cảnh đẹp đèo Hải Vân trên chuyến tàu du lịch '5 sao'
Song song với cuộc đua, nhiều cuộc thi đồng hành được tổ chức dành cho tất cả người tham gia nhằm tạo nên sân chơi cho cộng đồng như: The Team Run, The Couple Run và Cosplay. The Team Run là nội dung đồng đội giúp các CLB chạy, các doanh nghiệp và đội nhóm có dịp thể hiện bản sắc. The Couple Run là nội dung dành cho các cặp đôi vợ chồng cùng chạy và thi tài cùng nhau. Còn Cosplay là giải hóa trang trên đường chạy, mang thêm màu sắc sinh động khi các VĐV hóa thân vào các nhân vật, hình tượng mà họ ưa thích.Bí quyết giảm 8kg lấy lại vóc dáng, át “tình địch” trẻ của ca sĩ Thanh Hà
>>> 60 gia đình có con diện mạo giống nhau: Nỗi lo từ việc 'xin - nhận' tinh trùng dễ dãi
Bom tấn 'Dune: Part Two': Một thế giới vừa đẹp đẽ vừa đáng sợ
Xuất hiện trong thước phim trailer Nụ hôn bạc tỷ, Tiến Luật gây bất ngờ với tạo hình “nhiều tóc” hài hước. Anh được tiết lộ là mảnh ghép cuối cùng của bộ ba diễn viên nam, bên cạnh Lê Xuân Tiền và Ma Ran Đô. Nói về vai diễn của chồng, Thu Trang khẳng định: “Chỉ có anh Luật mới có thể tạo nên sự hấp dẫn cho nhân vật Trọng. Trong phim, cả tôi và anh Luật sẽ có những tương tác dễ thương, vui khiến khán giả tin vào tình cảm của hai nhân vật”.Chia sẻ về thử thách khi tham gia phim, Tiến Luật cho rằng đó không phải tâm lý nhân vật mà việc sắp xếp lịch trình. Vì dự tính thời gian tham gia Anh trai vượt ngàn chông gai sẽ kết thúc sớm nên nam nghệ sĩ tự tin mình có thể đồng hành xuyên suốt cùng Thu Trang. Tuy nhiên, anh lại không ngờ bản thân được khán giả yêu thương, tiến sâu trong chương trình. Điều đó dẫn đến lịch trình quay hình chương trình và lịch trình đoàn phim trùng với nhau, gây khó khăn trong quá trình sắp xếp.Nam diễn viên bật mí đã phải di chuyển thường xuyên giữa TP.HCM và Đà Lạt để hoàn thành cùng lúc hai lịch trình. Do đó, thời gian ngủ của anh hầu hết là trên xe. Khi vừa đến Đà Lạt, Tiến Luật sẽ thực hiện cảnh quay ngay trong đêm đến sáng và tiếp tục lên xe về TP.HCM để ghi hình chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai. Dù vậy, anh vẫn cố gắng giữ nguồn năng lượng, mang đến sự hài hước, duyên dáng cho nhân vật đúng với yêu cầu của vợ.Tiến Luật thừa nhận bản thân đã “báo” đoàn phim vì phải sắp xếp thời gian phù hợp với lịch trình cá nhân của mình thời điểm đó và không thể bên cạnh Thu Trang xuyên suốt trong lần đầu cô đảm nhận cả 3 vai trò quan trọng của một dự án điện ảnh. Tuy nhiên, anh liên tục động viên tinh thần từ xa để người bạn đời vững vàng hơn ở vai trò mới. Tiến Luật bày tỏ sự tự hào về khả năng và tinh thần không ngại khó của Thu Trang khi “chơi lớn” đảm nhận vai trò nhà sản xuất, đạo diễn và diễn viên. Anh chia sẻ: “Tôi biết mình lo một thì Trang lo mười. Thời gian đầu chuẩn bị cho dự án, nhiều đêm Trang mất ngủ và tôi luôn bên cạnh để cùng vợ chỉnh sửa, hoàn thiện kịch bản một cách trọn vẹn nhất”. Nam nghệ sĩ cho rằng với những nỗ lực này, người bạn đời sẽ không làm khán giả cảm thấy thất vọng với dự án lần này. Trong khi đó, Thu Trang hài hước cho rằng “đã rất tốn tiền để mời Tiến Luật đóng Nụ hôn bạc tỷ. Nữ đạo diễn tiết lộ ê kíp cũng phải đổi kế hoạch ban đầu và sắp xếp các phân cảnh quay để đạt được hiệu quả tốt nhất. “Đoàn phim có thể tốn tiền nhưng anh Luật cũng rất tốn sức khỏe cho khoảng thời gian bận rộn đó”, cô nói.
Ông của tôi kể lại, ngày 1.5.1975, khi những người lính quân quản đặt chân vào trụ sở Công ty Điện lực Việt Nam tại Sài Gòn, họ không chỉ tiếp quản một hệ thống điện mà còn tiếp nhận cả một sứ mệnh: phải giữ cho dòng điện không ngừng chảy trong những ngày đầu đất nước thống nhất. Hệ thống điện miền Nam khi ấy chỉ là những nhà máy nhỏ lẻ, với lưới điện manh mún, phục vụ chưa đầy 10% dân số. Do chiến tranh, máy móc hư hỏng nặng nề. Từ ngổn ngang trong "tro tàn chiến tranh" ấy, những người tiên phong của ngành điện lực miền Nam đã bắt đầu gieo mầm ánh sáng. Họ sửa chữa từng máy phát, nối từng đường dây, để duy trì ánh điện không chỉ là nguồn sáng mà còn là niềm tin cho người dân vào một tương lai tươi sáng.Nếu phải chọn một biểu tượng cho sự phát triển của ngành điện lực miền Nam, tôi sẽ chọn đường dây 500kV Bắc - Nam, hoàn thành vào ngày 27.5.1994. Đó không chỉ là công trình kỹ thuật, mà còn là "mạch máu" kết nối 3 miền đất nước, đưa dòng điện từ Thủy điện Hòa Bình về tận đồng lúa, đến nhà máy, vào từng mái nhà trong miền Nam ruột thịt. Rất nhiều câu chuyện đỗi tự hào được các thế hệ cha anh kể lại. Đó là những ngày đêm băng rừng, vượt núi để dựng cột, kéo điện, làm nên kỳ tích đường dây 500kV. Để rồi từ đó, miền Nam không còn là vùng đất "đói" điện, sớm trở thành trung tâm kinh tế sôi động nhất nước. Nhờ có điện, nền kinh tế xã hội, cuộc sống người dân được mở ra vô vàn cơ hội.Từ đường dây 500kV Bắc - Nam này, không chỉ dừng lại tại các thành phố lớn, ngành điện miền Nam đã vững chãi vươn xa, đưa điện thắp sáng đến những vùng đất hẻo lánh nhất. Tôi từng chứng kiến niềm vui của bà con ở một xã vùng sâu tỉnh Đồng Tháp khi lần đầu tiên ánh điện về làng. Đêm ấy, cả xóm không ai ngủ, trẻ em reo hò dưới ánh đèn đường, người lớn rưng rưng kể về những ngày phải thắp đèn dầu, học chữ dưới ánh trăng. Đến nay, với gần 100% xã và hơn 99% hộ dân có điện, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVN SPC) đã biến giấc mơ "điện về nông thôn" thành hiện thực, mang lại sự phồn thịnh và ấm no cho mọi nhà.Ngày nay, điện lực miền Nam không chỉ là đơn vị cung cấp điện mà còn là lực lượng tiên phong trong cuộc cách mạng năng lượng. Những cánh đồng điện mặt trời ở Ninh Thuận, những turbine gió ở Bạc Liêu là minh chứng cho tầm nhìn bền vững của EVNSPC. Tôi từng tham quan nhà máy điện Phú Mỹ - cụm nhà máy lớn nhất miền Nam - và không khỏi trầm trồ trước sự hiện đại, hiệu quả của hệ thống. Công nghệ thông minh, lưới điện tự động hóa đang được triển khai, hứa hẹn một tương lai nơi ánh điện không chỉ đủ mà còn xanh, sạch và thân thiện với môi trường.50 năm là một chặng đường dài, nhưng với tôi, đó mới chỉ là khởi đầu. Tôi xin gửi lời tri ân đến những thế hệ cha anh đã hy sinh thầm lặng, từ những người thợ sửa điện dưới bom đạn đến các kỹ sư ngày đêm bám trụ công trường. Chính họ đã đặt nền móng để ngành điện lực miền Nam trở thành niềm tự hào của cả nước. Là một người trẻ, đứng trong đội ngũ những người làm điện, tôi mơ về một ngày ánh điện Việt Nam không chỉ rực sáng trong nước mà còn vươn ra thế giới, xuất khẩu điện tăng, khẳng định vị thế của một dân tộc kiên cường và sức sáng tạo bền bỉ.Tiếp nối hành trình 50 năm của ngành điện miền Nam, học hỏi và kế thừa từ tinh thần yêu nghề, sáng tạo của cha anh trong ngành đi trước, trong cuộc cách mạng công nghệ thứ 4, thế hệ trẻ trong ngành điện miền Nam chúng tôi nói riêng và ngành điện cả nước nói chung, sẽ phát huy những thành tựu to lớn ấy, cùng nhau xây dựng và phát triển rực rỡ ngành điện miền Nam ngày càng hiện đại, ổn định vì màu cờ, sắc áo của ngành - Điện lực miền Nam.Cuộc thi viết "50 năm thắp sáng niềm tin" có tổng giải thưởng lên đến 100 triệu đồng.- Nhận bài thi đến hết ngày 30.4.2025.- Email: 50namdienmiennam@thanhnien.vn. Mời quý bạn đọc xem thể lệ cuộc thi trên thanhnien.vn hoặc evnspc.vn.
Phẫn nộ 'nữ quái xế' đỗ ô tô ngược chiều tại đường cua, còn thái độ thách thức
Không tấp nập, ồn ã như ngày thường, TP.HCM sáng mùng 1 Tết Ất Tỵ 2025 vắng vẻ, yên tĩnh lạ kỳ. Từ sáng sớm, nhiều tuyến đường trung tâm như Điện Biên Phủ, Cách Mạng Tháng Tám, Võ Thị Sáu, Ba Tháng Hai thoáng đãng và tĩnh lặng. Không còn cảnh chen chúc của dòng xe cộ, không còn tiếng còi xe. Thời tiết mát mẻ, nắng nhẹ nhàng phủ lên phố phường, tạo nên một khung cảnh yên bình, đầy chất thơ.Một số người tranh thủ tận hưởng không gian hiếm có này thong dong đạp xe, tản bộ trên vỉa hè, hít hà bầu không khí trong lành. Các điểm du xuân nổi tiếng như Hồ Con Rùa, Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn cũng lác đác người qua lại, không còn cảnh chen chúc như những ngày cuối năm.Trái ngược với sự yên ắng trên phố, các ngôi chùa trong thành phố lại trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Từ sáng sớm, dòng người đổ về các chùa lớn như Vĩnh Nghiêm (quận 3), Việt Nam Quốc Tự (quận 10), Xá Lợi (quận 3) để dâng hương, cầu nguyện cho một năm mới an lành, thuận lợi.Tại chùa Vĩnh Nghiêm, từng dòng người xếp hàng ngay ngắn, tay cầm nhang đèn, hoa cúc vàng, thành kính dâng lên những lời nguyện cầu. Không gian chùa trầm mặc, lấp lánh ánh nến, hòa cùng hương trầm thoang thoảng tạo nên một không khí thiêng liêng đặc trưng của ngày đầu năm.Bên cạnh việc thắp hương, nhiều người còn xin quẻ đầu năm, nghe những lời giảng dạy từ các sư thầy để tìm kiếm sự bình yên trong tâm hồn.Ngày đầu năm mới, TP.HCM mang hai sắc thái đối lập nhưng hòa quyện một cách hài hòa: sự tĩnh lặng trên các con đường và sự nhộn nhịp, trang nghiêm tại các ngôi chùa. Sự vắng vẻ của phố phường không mang vẻ đìu hiu, mà là dấu hiệu của sự đoàn viên, khi mọi người quây quần bên gia đình hoặc tìm đến chùa để gửi gắm niềm tin vào một năm mới tốt đẹp.